Hai thập niên gần đây, những tiến bộ trong công nghệ đã thúc đẩy toàn cầu hoá và chuyển đổi số; đồng thời tạo ra nhiều công việc có nhu cầu cao và đòi hỏi học sinh, sinh viên phải có những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp tương lai.
Hai thập niên gần đây, những tiến bộ trong công nghệ đã thúc đẩy toàn cầu hoá và chuyển đổi số; đồng thời tạo ra nhiều công việc có nhu cầu cao và đòi hỏi học sinh, sinh viên phải có những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp tương lai.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 vừa diễn ra đã chứng minh tại sao giáo dục trực tuyến nên là một phần quan trọng của việc dạy và học. Bằng việc tích hợp công nghệ vào hoạt động đào tạo hiện có, thay vì chỉ sử dụng nó như một công cụ quản lý khủng hoảng, các cơ sở giáo dục, tổ chức và doanh nghiệp có thể khai thác việc học trực tuyến như một công cụ giáo dục mạnh mẽ.
Việc sử dụng hiệu quả các công cụ học tập kỹ thuật số trong lớp học có thể tăng cường sự tham gia của học sinh, giúp giáo viên cải thiện phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho việc học tập được cá nhân hóa, góp phần giúp người học phát triển các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21. Chính vì vậy, chương trình đào tạo Công nghệ giáo dục được hình thành và phát triển tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến.
Từ năm 2019, Khoa Khoa học & Công nghệ giáo dục đã phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ giáo dục với cách tiếp cận hiện đại nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực mới mẻ này.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình Công nghệ giáo dục được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên tốt nghiệp:
1. Năng lực thiết kế, phát triển đa phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại cho giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
2. Năng lực thiết kế, phát triển các phần mềm giáo dục có tính tương tác ảo (game giáo dục, mô phỏng, VR-AR).
3. Năng lực thiết kế, phát triển các nội dung dạy học số (bài giảng e-learning, trắc nghiệm hình ảnh…) cho các khoá học trực tuyến.
4. Năng lực thiết kế, phát triển các cổng đào tạo trực tuyến; vận hành, quản trị các hệ thống dạy học trực tuyến.
5. Năng lực thiết kế, phát triển các môi trường học tập số.
6. Năng lực nghiên cứu đề xuất, thiết kế và phát triển các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục, dạy học và đào tạo.
7. Tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống và môi trường nghề nghiệp.
8. Khả năng tham gia giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục truyền thông đa phương tiện
9. Năng lực tự học, nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học giáo dục và truyền thông.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giáo dục có thể làm việc tại các vị trí:
1. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) của các tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ giáo dục
2. Chuyên viên quản trị hệ thống quản lý học tập (LMS), nội dung học tập (LCMS);
3. Chuyên viên thiết kế và sáng tạo nội dung học tập đa phương tiện (videos, sách điện tử, mô phỏng, VR, AR, trò chơi giáo dục…)
4. Chuyên viên thiết kế và sáng tạo khoá học số (MOOCs, e-learning, blended learning…)
5. Chuyên viên thiết kế học liệu theo hướng tiếp cận STEAM/STEM hay giáo dục STEM, giáo viên dạy theo mô hình STEAM/STEM.
6. Chuyên viên phát triển nội dung tại các chương trình khoa học – giáo dục của các đài truyền hình, đài phát thanh, các kênh truyền thông và mạng xã hội.
7. Kỹ thuật viên quản trị hệ thống dạy học trực tuyến, chuyên viên thiết kế phát triển các cổng đào tạo trực tuyến.
8. Phụ trách công tác đào tạo trong doanh nghiệp, trường học và các tổ chức.
9. Tiếp tục theo học bậc Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh lĩnh vực Khoa học giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học (định hướng Công nghệ giáo dục)
HÌNH THỨC XÉT TUYỂN - MÃ XÉT TUYỂN - TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Hình thức xét tuyển
|
Mã xét tuyển
|
Tổ hợp xét tuyển |
Xét tuyển Tài năng
|
ED3
|
Theo Đề án tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội
|
Xét tuyển theo Kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy
|
K00
|
|
Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
|
A00, A01, D01
|
Ghi chú (*): Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 có điểm trung bình chung học tập các môn văn hoá (trừ 2 môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng an ninh) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và có điểm IELTS từ 6.0 trở lên có thể đăng ký xét tuyển tài năng theo hình thức 1. 3 (Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn).
Cách tiếp cận và Phương thức đào tạo
1. Sinh viên ngành Công nghệ giáo dục được trải nghiệm phương pháp giảng dạy hiện đại:
2. Sinh viên được lựa chọn theo 1 trong 3 định hướng chuyên sâu:
3. Bên cạnh khối lượng kiến thức lý thuyết, Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo:
4. Cơ hội tham gia trao đổi học thuật tại Học viện Công nghệ Shibaura (Shibaura Institute of Technololgy, Nhật Bản) và các trường đại học tiên tiến tại các quốc gia phát triển.
Các doanh nghiệp hợp tác hỗ trợ sinh viên thực tập, tuyển dụng, tham gia dự án:
Slogan: CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC - KIẾN TẠO TƯƠNG LAI SỐ
Thông tin liên hệ:
Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục
Phòng M321, Nhà C7, Đại học Bách khoa Hà Nội
Điện thoại: 0902282489
Email: sepd@hust.edu.vn
Website: fed.hust.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaKH.CNGD
Landing page: https://congnghegiaduc.hust.edu.vn
Tác giả: Admin Super
Những tin mới hơn