TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
(KỸ THUẬT)
Tên chương trình: Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy (kỹ thuật)
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp giảng dạy (kỹ thuật) –
Theory and Methodology of Engineering Education
Mã chuyên ngành: 60.14.10
Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ sư phạm kỹ thuật
(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-SĐH ngày
của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
Tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy (kỹ thuật), học viên có:
- Kiến thức khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở và chuyên môn trình độ cao.
- Kỹ năng thực hành tốt.
- Khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo,
- Khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội.
- Phẩm chất đạo đức người giáo viên và tác phong sư phạm mẫu mực
- Khả năng học các bậc tiếp theo
Sau khi tốt nghiệp, học viên cao học có:
● Về kiến thức:
- Lý luận vững chắc làm cơ sở cho công nghệ, những vấn đề công nghệ học, những công nghệ mới thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Lý luận cơ sở của giáo dục nghề nghiệp.
* Những kiến thức về triết học, tâm lý, xã hội học trong giáo dục đào tạo.
* Những vấn đề nghiệp vụ sư phạm: lý luận và công nghệ dạy học, phương pháp và kỹ năng dạy học chuyên ngành kỹ thuật.
* Những vấn đề cơ bản của phương pháp luận NCKH.
- Kiến thức cơ sở nâng cao: Cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới liên quan đến ngành nghề, và các kiến thức mới về lý luận và phương pháp giảng dạy kỹ thuật.
● Về kỹ năng:
- Năng lực hoạt động thực tiễn để giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm hướng nghiệp, Trường dạy nghề và Trường trung học phổ thông.
- Kỹ năng thực hành.
- Khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào quá trình dạy học.
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
- Khả năng làm công tác tổ chức, quản lý công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp.
● Về thái độ
- Thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.
- Lòng yêu ngành, yêu nghề.
- Ý thức vươn lên trình độ cao hơn về mặt chuyên môn trong lĩnh vực sư phạm.
Khóa đào tạo theo thiết kế là 1,5 năm (3 học kỳ) theo tín chỉ, để hoàn thành chương trình học viên có thể kéo dài tối đa 2,5 năm (5 học kỳ).
Đối tượng tham gia tuyển sinh:
Ngành SPKT được phân thành 6 lĩnh vực chuyên sâu:
1. SPKT Quản lý và đào tạo nghề
2. SPKT Công nghệ thông tin
3. SPKT Điện tử
4. SPKT Cơ khí
5. SPKT Cơ khí động lực
6. SPKT Điện
4.1 Về văn bằng người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a. Đối với chuyên sâu Quản lý và đào tạo nghề:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui hoặc tại chức các ngành kỹ thuật hoặc khoa học tự nhiên
b. Đối với chuyên sâu SPKT Công nghệ thông tin:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Công nghệ thông tin, Toán-Tin, Điện tử Viễn thông, Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin và các ngành gần với ngành Công nghệ thông tin
- Tốt nghiệp đại học hệ tại chức loại khá trở lên các ngành Công nghệ thông tin, Toán-Tin, Điện tử Viễn thông, Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin và các ngành gần với Công nghệ thông tin
c. Đối với chuyên sâu SPKT Điện tử:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện, Điện-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Điện, Sư phạm kỹ thuật Điện tử, Vật lý Kỹ thuật, Cơ-Điện tử và các ngành gần với ngành Điện tử
- Tốt nghiệp đại học hệ tại chức loại khá trở lên các ngành Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện, Điện-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Điện, Sư phạm kỹ thuật Điện tử, Vật lý Kỹ thuật, Cơ-Điện tử và các ngành gần với ngành Điện tử
d. Đối với chuyên sâu SPKT Cơ khí:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Cơ khí chế tạo, Cơ-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Cơ khí và các ngành gần với ngành Cơ khí chế tạo
- Tốt nghiệp đại học hệ tại chức loại khá trở lên các ngành Cơ khí chế tạo, Cơ-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Cơ khí và các ngành gần với ngành Cơ khí chế tạo
e. Đối với chuyên sâu SPKT Cơ khí động lực:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Cơ khí động lực, Cơ khí chế tạo, Sư phạm kỹ thuật Cơ khí và các ngành gần với ngành Cơ khí ,
- Tốt nghiệp đại học hệ tại chức loại khá trở lên các ngành Cơ khí động lực, Cơ khí chế tạo, Sư phạm kỹ thuật Cơ khí và các ngành gần với ngành Cơ khí
f. Đối với chuyên sâu SPKT Điện:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Điện, Điện-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Điện, Vật lý Kỹ thuật và các ngành gần với ngành Điện
- Tốt nghiệp đại học hệ tại chức loại khá trở lên các ngành Điện, Điện-Điện tử, Sư phạm kỹ thuật Điện, Vật lý Kỹ thuật và các ngành gần với ngành Điện
· Đối với những người tốt nghiệp đại học ngành khác với những quy định trên sẽ được xem xét và quyết định bởi Hội đồng xét duyệt của Khoa Sư phạm Kỹ thuật ĐHBK Hà Nội.
4.2 Điều kiện tham gia dự tuyển:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui loại trung bình cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn
4.3 Bổ túc kiến thức
Đối với thí sinh không tốt nghiệp ngành sư phạm thì phải bổ túc kiến thức hai môn: Tâm lý học (3 TC) và Giáo dục học (3 TC). Môn Tâm lý học và Giáo dục học phải học và thi đạt trước khi dự thi tuyển sinh.
4.4 Tốt nghiệp ĐH hệ chính quy khoa Sư phạm kỹ thuật của Đại học Bách khoa Hà Nội loại giỏi trở lên, có bằng khen (giấy khen) về thành tích học tập hoặc NCKH từ cấp trường trở lên vào cuối khoá học, có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL 450 (IELTS 5.0) hoặc tương đương được xét tuyển thẳng.
Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số …./QĐ-ĐHBK-SĐH ngày … tháng … năm 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Thang điểm
Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.
|
Thang điểm 10
(điểm thành phần)
|
Thang điểm 4
|
Điểm chữ
|
Điểm số
|
Đạt*
|
từ 8,5 Đến 10
|
A
|
4
|
từ 7,0 Đến 8,4
|
B
|
3
|
từ 5,5 Đến 6,9
|
C
|
2
|
từ 4,0 Đến 5,4
|
D
|
1
|
Không đạt
|
Dưới 4,0
|
F
|
0
|
* Riêng Luận văn tốt nghiệp: Điểm từ C trở lên mới được coi là đạt.