Mục đích của giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân của Việt nam hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai.
Cấu trúc, các khâu của quá trình giáo dục, động lực thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển.
Hệ thống các nguyên tắc giáo dục và cách áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tiễn giáo dục.
Một số phương pháp giáo dục đang được sử dụng, phân tích những ưu và nhược điểm cũng như cách thức áp dụng từng phương pháp vào thực tiễn giáo dục.
Nguyên tắc quản lý trường học, các mặt quản lý giáo dục, nội dung và phương thức quản lý nhà trường.
EE3020 Lý luận dạy học đại cương
Trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến môn học cũng như một vài nét lịch sử của ngành học, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của học phần.
Trình bày những vấn đề chung nhất về bản chất của quá trình dạy học, bản chất của hoạt động học và hoạt động dạy, các nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học như nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các điều kiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và những mối liên hệ giữa chúng.
Nhập môn tâm lý học đại cương: Khái niệm Tâm lý học; Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học; Bản chất hiện tượng tâm lý người.
Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý người: Di truyền, não bộ; Hoạt động, giao tiếp
Hoạt động nhận thức: Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Nhận cách và sự hình thành nhân cách: Khái niệm nhân cách; Đặc điểm nhân cách; Cấu trúc nhân cách; Các thuộc tính và phẩm chất tâm lý cơ bản của nhân cách; Con đường hình thành và phát triển nhân cách.
Phần 2: Tâm lý học sư phạm. Trình bày các vấn đề về tâm lý học dạy học và tâm lý học người giáo viên
Phần 3: Tâm lý học lao động. Trình bày những vấn đề tâm lý của việc tổ chức quá trình lao động hợp lý cũng như sự thích ứng của con người với kỹ thuật và công việc.
ED3050 Công nghệ dạy học
Lý thuyết chung: Khái niệm Phương tiện dạy học. Chức năng của máy tính và Phương tiện trong dạy và học. Các giai đoạn của Phương tiện dạy học. Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học
Thực hành Công nghệ dạy học: Làm việc với văn bản-đồ họa, trình diễn. Xây dựng và sử dụng phim, phim hoạt hình trong dạy và học. Các ứng dụng Hypertext-Hypertmedia. Ứng dụng WWW và Internet trong dạy và học
Phần 1. Logic học:Đối tượng và ý nghĩa của logic học; khái niệm; phán đoán; các quy luật cơ bản của logic hình thức; suy luận.
Phần 2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học:các khái niệm cơ bản; phương pháp nghiên cứu quy nạp; phương pháp nghiên cứu suy diễn; phương pháp tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học
Cơ học: Động học chất điểm, Động lực học chất điểm, Hệ chất điểm, Cơ băng, Trường hấp dẫn, Dao động cơ học và sóng, Thuyết tương đối của Anhxtanh.
Nhiệt động lực học: Các thông số trạng thái của hệ nhiệt động, Các định luật cơ bản về nhiệt động lực học.
Điện học: Điện tích, Tĩnh điện, Dòng điện, Mạch điện, Từ trường, Trường điện từ, Cuộc cách mạng điện tử.
Quang học: Quang hình, Quang sóng, Quang hạt.
Nguyên tử-Phân tử-Hạt nhân: Cấu trúc của vật chất, Hạt nhân
Những khái niệm cơ bản của giáo dục học, đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học. những yếu tố nào tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, trong đó đặc biệt nêu lên vai trò chủ đạo của giáo dục. Mục đích của giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân.
Một số phương pháp giáo dục đang được sử dụng, phân tích những ưu và nhược điểm cũng như cách thức áp dụng từng phương pháp vào thực tiễn giáo dục.
Phần 2: Lý luận dạy học
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống lý luận của dạy và học, cũng như đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của lý luận dạy học và mối quan hệ của môn học này với các khoa học khác.
Khái quát về quá trình dạy học diễn ra trong nhà trường, thông qua đó người học có thể hiểu rõ bản chất của quá trình này cũng như các yếu tố cơ bản tác động trong suốt quá trình đó.
ED4010 Sư phạm chuyên ngành Điện
Chức năng, lịch sử phát triển và hiện trạng của ngành Kỹ thuật điện (KTĐ), cơ sở khoa học và công ghệ của chương trình đào tạo ngành KTĐ;
Phương pháp luận dạy học và nghiên cứu khoa học của ngành KTĐ nói chung;
Lí luận và công nghệ dạy học môn học cụ thể(được phân công).
Chức năng, lịch sử phát triển và hiện trạng của ngành Kỹ thuật Điện tử, cơ sở khoa học và công nghệ của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử;
Phương pháp luận dạy học và nghiên cứu khoa học Kỹ thuật Điện tử nói chung;
Lý luận và công nghệ dạy học môn học cụ thể (được phân công)
Chức năng, lịch sử phát triển và hiện trạng của ngành KTCK, cơ sở khoa học và công nghệ của chương trình đào tạo ngành KTCK;
Phương pháp luận dạy học và nghiên cứu khoa học KTCK nói chung;
Lí luận và công nghệ dạy học môn học cụ thể (được phân công).
Lí luận và công nghệ dạy học môn học được phân công.