Giới thiệu chung

Thứ tư - 19/06/2024 14:36

Ngày 2 tháng 8 năm 1997, Khoa Sư phạm kỹ thuật, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (tiền thân là Ban Sư phạm kỹ thuật do PGS. TS. Hoàng Văn Phong - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trực tiếp điều hành cùng với hai PGS chuyên trách là PGS. Nguyễn Hoa Toàn và PGS. Lương Duyên Bình) được thành lập theo quyết định số 2469/GD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo với sứ mạng đào tạo giáo viên giảng dạy các môn kỹ thuật công nghiệp cho các trường phổ thông.

Ban đầu, Khoa Sư phạm kỹ thuật được xây dựng với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm chuyên môn và giỏi về năng lực sư phạm như: GS.TS. NGND. Nguyễn Xuân Lạc, PGS. Nguyễn Hoa Toàn, PGS. Lương Duyên Bình, PGS. Nguyễn Trọng Bình, TS. Lê Thanh Nhu...
 
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 21 tháng 11 năm 2012, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký quyết định số 2952/QĐ-ĐHBK-TCCB nâng cấp Khoa Sư phạm kỹ thuật thành Viện Sư phạm kỹ thuật. Viện Sư phạm kỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Sư phạm kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho hệ thống các trường trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, các trường Sư phạm kỹ thuật, các khoa Sư phạm kỹ thuật của các trường đại học, các trung tâm hướng nghiệp của tỉnh, thành phố.
Địa chỉ văn phòng Viện:
P402 Nhà D5 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tel/Fax: 84. 43. 8681432
Các bộ môn trực thuộc Viện:
1. Bộ môn Khoa học và Công nghệ Giáo dục
2. Bộ môn Sư phạm các ngành kỹ thuật
1. Về hoạt động đào tạo:
Đào tạo đại học
Đào tạo theo 4 chuyên ngành:      
- Sư phạm kĩ thuật Điện
- Sư phạm kĩ thuật Điện tử
- Sư phạm kĩ thuật Tin
- Sư phạm kĩ thuật cơ khí
Cho đến tháng 12 năm 2008, Viện Sư phạm kĩ thuật đã đào tạo được 9 khoá sinh viên tốt nghiệp ra trường với tổng số gần 400 cử nhân khoa học và hiện đang theo học tại Khoa trên 200 sinh viên của các khóa 50, 51, 52 thuộc 4 chuyên ngành kể trên.
 
- Đào tạo cao học
 Số lượng tuyển sinh hàng năm: 50 – 100 học viên
Đào tạo theo hai hướng:
-         Phương pháp giảng dạy kĩ thuật
-         Phương pháp tổ chức và quản lý đào tạo nghề
    Cho đến tháng 12 năm 2008, Viện đã đào tạo và tốt nghiệp 7 khóa học viên cao học với tổng số gần 150 thạc sỹ Sư phạm kĩ thuật và hiện đang theo học tại Viện trên 50 học viên. Các đề tài cao học tập trung nghiên cứu vào những lĩnh vực như: xây dựng chương trình đào tạo, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo trong dạy nghề, ứng dụng máy tính trong dạy học, e-learning...
 
2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn
- Bồi dưỡng nghiệp vụ SPKT bậc 1 cho cán bộ tại các cơ sở đào tạo nghề, giáo viên thực hành nghề.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ SPKT bậc 2 cho giáo viên các trường ĐH, CĐ kĩ thuật.
 
3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Viện còn có nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục kỹ thuật như: phương pháp giảng dạy các môn kỹ thuật, ứng dụng tin học trong dạy học các môn sư phạm kỹ thuật, ứng dụng e-learning trong giảng dạy các môn kỹ thuật, thiết kế sách điện tử cho các môn sư phạm kỹ thuật, kiểm định chất lượng các trường thuộc khối GDKT&NN, đánh giá-kiểm tra trong các môn sư phạm kỹ thuật...
 
4. Về quan hệ - hợp tác
- Trong nước: Viện Sư phạm kỹ thuật có một mối quan hệ gắn bó với các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông, Viện Khoa học Giáo dục, Tổng cục dạy nghề, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục và đào tạo...
- Quốc tế: Viện Sư phạm kỹ thuật đã liên kết đào tạo sau đại học với Viện sư phạm dạy nghề - Đại học TU-Dresden, CHLB Đức từ những năm 1998 với 4 khóa cao học Việt - Đức đã được đào tạo và sắp tới sẽ triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ phối hợp. 

Tác giả: Kiem Tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây