Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ giáo dục

Thứ hai - 02/03/2020 03:59

TỔNG QUAN

  • Tốt nghiệp: Cử nhân – Thạc sĩ  - Tiến sĩ
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 trđ/năm học

Công nghệ giáo dục là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong thời đại số hoá hiện nay. Với sự phổ biến và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu sử dụng công nghệ trong giáo dục đã tăng lên đáng kể. Ngành Công nghệ giáo dục là một lĩnh vực đa dạng, bao gồm nhiều khía cạnh như thiết kế dạy học, phát triển nội dung, phát triển phần mềm, đồ hoạ phục vụ dạy và học,  sản xuất nội dung truyền thông số và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giáo dục số.

Các công nghệ mới liên tục được ra mắt, mang lại cho ngành Công nghệ giáo dục nhiều cơ hội phát triển mới. Ví dụ, công nghệ truyền hình internet, thực tế ảo và trực tuyến đã mở rộng phạm vi của giáo dục truyền thống và tạo ra một môi trường học tập mới. Sự phát triển của các nền tảng trực tuyến cũng đã tăng cường việc sử dụng công nghệ trong giáo dục và giúp người học truy cập các khoá học từ mọi nơi trên thế giới.

Các tổ chức giáo dục, trường học và doanh nghiệp đều đang tìm kiếm các chuyên gia công nghệ giáo dục để tạo ra các nội dung giảng dạy sáng tạo, cải tiến trải nghiệm học tập và giúp đưa giáo dục đến với nhiều đối tượng hơn. Vì vậy, ngành Công nghệ giáo dục đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn với tốc độ phát triển được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

 Cử nhân Công nghệ giáo dục là chương trình đào tạo giúp sinh viên tốt nghiệp có khả năng tích hợp công nghệ vào hoạt động giáo dục trong các loại hình tổ chức khác nhau, bao gồm trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng và lĩnh vực đào tạo trong các doanh nghiệp.

Chương trình Cử nhân Công nghệ giáo dục tập trung vào việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập, thiết kế dạy học và phát triển các công cụ và tài nguyên công nghệ giáo dục. Chương trình đào tạo Công nghệ giáo dục bao gồm nhiều nội dung kiến thức liên ngành, từ Khoa học Giáo dục, Tâm lý học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Khoa học quản lý v.v.

 
 

 

Chuẩn đầu ra của ngành CNGD: Link chi tiết

Chương trình đào tạo: Link chi tiết

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

KIẾN THỨC KỸ NĂNG SAU KHI TỐT NGHIỆP

Kiến thức

  • Sinh viên được trang bị kiến thức rộng và vững chắc để thích ứng tốt với những công việc phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi ngành Công nghệ giáo dục kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để tham gia thiết kế, xây dựng các khóa học giàu công nghệ; phát triển hệ thống quản lý học tập; thiết kế sản phẩm và dịch vụ giáo dục.

Kỹ năng

  • Năng lực thu thập nhu cầu đối tượng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ giáo dục, tham gia xây dựng các giải pháp kĩ thuật, các dự án trong thiết kế và sáng tạo các phần mềm và thiết bị giáo dục, các hệ thống quản lý học tập và các ứng dụng công nghệ khác trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông;
  •  Năng lực giảng dạy và quản lý đào tạo như: khả năng chuẩn bị và tổ chức dạy học, kiểm tra - đánh giá trong dạy học, ứng dụng tin học và các công nghệ hiện đại trong giáo dục, tư vấn tâm lí và hướng nghiệp người học… để đáp ứng các vị trí chủ chốt tại bộ phận đào tạo của doanh nghiệp.
  • Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và phát triển kĩ năng mềm, làm việc nhóm để có phương pháp làm việc hiệu quả, ứng xử phù hợp trong công việc và cuộc sống;
  • Từ năm thứ 3, sinh viên sẽ được thực tập tại doanh nghiệp hoặc tham gia các dự án thực tế, thời gian tiếp cận thực tiễn nghề nghiệp chiếm 25% thời lượng đào tạo.

Ngoại ngữ

  • Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc và giao tiếp, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

HỌC BỔNG

Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên theo học ngành Công nghệ Giáo dục có cơ hội nhận các suất học bổng từ Quỹ học bổng Sinh viên Sư phạm Kỹ thuật do các thế hệ cựu sinh viên, cựu cán bộ và doanh nghiệp đóng góp, tài trợ.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ giáo dục có mức thu nhập phổ biến từ 7-15 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp và quy mô của doanh nghiệp.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM TIÊU BIỂU

  1. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) của các tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ giáo dục
  2. Chuyên viên quản trị hệ thống quản lý học tập (LMS), nội dung học tập (LCMS);
  3. Chuyên viên thiết kế, phát triển sản phẩm và sáng tạo nội dung học tập đa phương tiện (videos, sách điện tử, mô phỏng, VR, AR, trò chơi giáo dục…)
  4. Chuyên viên thiết kế và sáng tạo khoá học số (MOOCs, e-learning, blended learning…)
  5. Chuyên gia STEAM/STEM, giáo viên dạy theo mô hình STEAM/STEM.
  6. Chuyên viên phát triển nội dung tại các chương trình khoa học – giáo dục của các đài truyền hình, đài phát thanh, các kênh truyền thông và mạng xã hội.
  7. Kỹ thuật viên quản trị hệ thống dạy học trực tuyến, chuyên viên thiết kế phát triển các cổng đào tạo trực tuyến.
  8. Phụ trách công tác đào tạo trong doanh nghiệp, trường học và các tổ chức.
  9. Tiếp tục theo học bậc Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh lĩnh vực Khoa học giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học (định hướng Công nghệ giáo dục)

CÁC DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU CÓ THỂ TUYỂN DỤNG SINH VIÊN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

LIÊN HỆ - TƯ VẤN

Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục

  • Địa chỉ: Phòng M321 nhà C7, ĐHBKHN
  • Hotline: 024 3868.1432  
  • Email:sepd@hust.edu.vn
  • Website:https://fed.hust.edu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây